Người mới tốt nghiệp nên viết cv thế nào?

Thư xin việc không phải là một cuốn tự truyện, vì vậy, đừng kể lể dài dòng mà hãy đánh vào những điểm chính khiến nhà tuyển dụng quan tâm và giữ cho bức thư thật ngắn gọn.

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ, giúp các ứng viên mới tốt nghiệp dễ dàng hơn trên con đường tìm kiếm việc làm.

– Hiểu biết về công ty

Trong khi các ứng viên khác gửi cùng một mẫu thư xin việc tới những nhà tuyển dụng khác nhau để tiết kiệm thời gian, bạn hãy bỏ qua thói quen đó. Mỗi công ty bạn gửi hồ sơ, hãy cố gắng viết những bức thư xin việc khác nhau, trong đó thể hiện rõ hiểu biết của bạn về công ty bạn muốn ứng tuyển.

Bạn nên dành thời gian nghiên cứu về công ty, tìm hiểu về văn hóa, mục tiêu kinh doanh của công ty và trình bày chúng một cách trực tiếp trong thư xin việc. Điều này thể hiện sự quan tâm của bạn đối với công ty, vừa tạo được nét đặc sắc riêng cho hồ sơ xin việc, đồng thời tạo ra cơ hội tốt cho bạn.

Theo Louise Kursmark, đồng tác giả của “ thần kỳ”, các tân cử nhân hãy thể hiện sự nhiệt tình, tập hợp những kinh nghiệm từng có, những hiểu biết của bản thân với sở thích nghề nghiệp để đưa tới cho nhà tuyển dụng. Nếu có người quen uy tín đang làm việc ở công ty đó, bạn nên nhờ họ giới thiệu bạn với người quản lý và bộ phận nhân sự. Cơ hội để bạn “lọt mắt” nhà tuyển dụng sẽ cao hơn.


– Trình bày kỹ năng cá nhân

Bạn có thể thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế nhưng lá thư xin việc nên chứa nhiều những hoạt động bạn đã từng tham gia. Những hoạt động thực tế này phần nào chứng tỏ năng lực cần thiết cho công việc sắp tới của bạn.

Đó có thể là công việc khi tham gia tình nguyện trong các hoạt động nhà trường hay ở khu dân cư nơi bạn sinh sống tổ chức, các hoạt động ngoại khóa hay đó là những sở thích, năng khiếu đặc biệt về âm nhạc, thể thao và du lịch.

Bên cạnh đó, thư xin việc cũng nên nói rõ kỹ năng bạn có, kể cả những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình….

Việc trình bày những kỹ năng và cách sử dụng chúng như thế nào rất quan trọng với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn, bạn đang nộp đơn vào vị trí quản lý một cửa hàng hàng kinh doanh thì kinh nghiệm làm trưởng nhóm thực hiện một dự án ở trường đại học cho thấy bạn có kĩ năng lãnh đạo rất thích hợp cho vị trí đó.

– Thể hiện sự đam mê

Bạn mới tốt nghiệp, mới chân ướt chân ráo bước vào thị trường việc làm, bạn có thể thiếu kinh nghiệm, thiếu trải nghiệm thực tế nhưng không thể thiếu đam mê. Trong thư xin việc, bạn cũng cần truyền tải niềm đam mê của mình đến nhà tuyển dụng.

Anthony Spadafor – GĐ công ty tư vấn nghề nghiệp ở Washington DC cho rằng, đam mê là động lực cho sự phát triển nghề nghiệp. “Thư xin việc nên có một vài dẫn chứng thích hợp từ các lựa chọn của bạn trong cuộc sống. Sau đó, hãy phân tích để thấy được niềm đam mê và lý tưởng của bạn phù hợp với sự phát triển của công ty”.

– Ngắn gọn nhưng đầy đủ

Thư xin việc không phải là một cuốn tự truyện, vì vậy, đừng kể lể dài dòng mà hãy đánh vào những điểm chính khiến nhà tuyển dụng quan tâm và giữ cho bức thư thật ngắn gọn.

“Đoạn mở đầu nên ngắn gọn, đề cập đế những chi tiết cụ thể về vị trí bạn đang nhắm tới. Tiếp theo là 4-5 dòng phản ánh trình độ chuyên môn có liên quan đến yêu cầu của họ. Phần cuối nên nói về những thành tích bạn đã có được khi còn học ở trường hay khi tham gia các hoạt động tình nguyện, ngoại khóa và hãy thể hiện sự mong đợi được gặp gỡ nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn gần đây”.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *